Những thứ đồ đạc, phụ kiện cần phải mua sắm cho cửa hàng quần áo thời trang của bạn

Trong bài viết trước, tôi đã chia sẻ cho bạn những nội dung rất quan trọng khi lần đầu tiên mở shop, đó là trang trí shop như thế nào cho đẹp và bắt mắt. Bạn xem lại ở đây nhé. Tuy nhiên trong bài viết này, tôi sẽ tiếp tục chỉ ra cho bạn những thứ đồ đạc, vật dụng, phụ kiện bắt buộc phải có trong cửa hàng quần áo thời trang của bạn. Đó là những món gì?

Có rất nhiều thứ cần phải mua sắm và không thể thiếu trong shop quần áo của bạn
Có rất nhiều thứ cần phải mua sắm và không thể thiếu trong shop quần áo của bạn

Sau khi đã chọn địa điểm, thuê được không gian và lên bố cục sắp xếp chi tiết các mặt hàng quần áo thì việc tiếp theo bạn cần làm trong quá trình thiết kế cửa hàng quần áo là mua sắm những vật dụng cần thiết. Dưới đây là một số vật dụng không thể thiếu mà bạn cần đầu tư gồm:

1. Mua các manocanh cho shop


Manocanh được ví như “người mẫu” của shop giúp trưng bày các sản phẩm nổi bật nhất trong cửa hàng để thu hút ngay sự chú ý của người mua. Việc lựa chọn manocanh phù hợp tạo ấn tượng ngay cả với những khách hàng đi ngang qua. Một cô manơcanh xinh xắn với dáng đứng ấn tượng, diện trên mình bộ trang phục mới nhất, đẹp nhất của shop vào thời điểm ấy là vô cùng phù hợp.

Tùy theo mục đích, sở thích và diện tích mà bạn có thể chọn mua manocanh nhựa, xốp toàn thân hoặc manocanh sắt nửa người để tiết kiệm chi phí. Với giá thành dao động từ 200.000 đồng (với manocanh sắt loại trẻ em) đến khoảng hơn 1.000.000 đồng là được rồi. Hoặc để tiết kiệm hơn, bạn nên lên mạng tìm mua thanh lý của các cửa hàng quần áo ngừng kinh doanh, giá sẽ rẻ hơn rất nhiều, chỉ dao động từ 150.000 đến 500.000 đồng/em tùy loại mà thôi.

Mở shop cần mua sắm những thứ gì: đầu tiên là ma-nơ-canh
Mở shop cần mua sắm những thứ gì: đầu tiên là ma-nơ-canh

Trang phục manocanh cần được lựa chọn bắt mắt, và thường xuyên thay đổi để tạo ra sự mới mẻ cho cửa hàng. Bạn không nên đặt quá nhiều manocanh vì nó sẽ gây nhàm chán, cũng không chọn những manơcanh có các tư thế xấu hay nhạy cảm.

2. Mua sắm giàn giá và kệ treo quần áo


Bên trong cửa hàng, bạn sẽ cần đến các loại giàn giá, móc và kệ để treo các mặt hàng quần áo, giúp người mua thuận tiện hơn trong việc nhìn ngắm và chạm tận tay. Việc sắp xếp chỗ nào đặt tủ, chỗ nào đặt giàn và kệ treo cũng cần tính toán phù hợp với không gian cửa hàng, sao cho nhìn từ tổng thể thấy sự thông thoáng. Không nên để một không gian hoàn toàn là tủ xếp, một không gian hoàn toàn là mắc treo. Vị trí trung tâm của cửa hàng nên dành cho những món đồ bắt mắt nhất. Tùy theo không gian của mỗi cửa hàng mà sắp xếp các giàn, kệ treo một cách hợp lý và thuận tiện cho khách hàng lựa chọn.

3. Không thể thiếu phòng hoặc khu vực thử đồ


Có thể nói đây là khu vực nhất định không thể thiếu trong bất cứ một cửa hàng quần áo nào, và nó cần được bố trí ở khu vực vừa tiện lợi, vừa tận dụng được không gian và đảm bảo yếu tố thẩm mỹ. Do vậy, nếu cửa hàng của bạn khiêm tốn về diện tích thì nên đặt phòng thử đồ ở các góc để dành không gian chính cho việc trưng bày sản phẩm.

Tuy nhiên, hiện nay nhiều shop không còn chọn cách đặt một chiếc gương soi toàn thân trong phòng thử đồ nữa mà thay vào đó, họ đặt một hay hai chiếc gương lớn ở khu vực bên ngoài để tất cả mọi người ngắm nghía. Với cách làm này, vừa tiện cho các nàng tranh thủ ngắm mình trong lúc lựa chọn đồ, vừa có thể ướm đồ trước khi thử. Mặt khác, bạn còn có thể tạo cho họ tâm lý ngại nhìn ngắm quá lâu và săm soi quá kỹ có thể dẫn đến việc thay đổi quyết định mua sắm. Đặt gương ngay trong phòng thử đồ còn tạo cho người mua cơ hội chiếm dụng căn phòng này vì mải ngắm nghía quá lâu, khiến những khách hàng khác không thể vào thử quần áo. Nói tóm lại, không nên đặt gương trong phòng thử đồ.


4. Trang bị vài chiếc ghế ngồi chờ cho khách hàng


Với những khách hàng đi cùng người thân, bạn trai hoặc một người bạn thì không gian này là phù hợp nhất.  Một người đi cùng, đặc biệt là các chàng trai thường thiếu kiên nhẫn, nên có một nơi để họ “nghỉ ngơi” thoải mái thì khách hàng của bạn có nhiều thời gian để thử và mua hàng của bạn hơn.

5. Quầy thu ngân


Đây chính là địa điểm cuối cùng khi khách ra khỏi cửa hàng, bạn hãy thử đặt một vài món phụ kiện đẹp mắt như kính, thắt lưng, túi xách... vì có khả năng những món đồ này sẽ lọt vào mắt của khách hàng và quyết định mua chúng. Nhiều cửa hàng thời trang bỏ qua điều này vì họ cho rằng không quan trọng. Tuy nhiên bàn thu ngân lại là nơi để lại ấn tượng sau cùng cho khách hàng của bạn. Một bàn thu ngân nhỏ xinh với các chi tiết trang trí ấn tượng, tính tiền nhanh chóng, chuyên nghiệp chính là lợi thế ghi điểm tốt nhất cho shop của bạn.

6. Bảng hiệu bắt mắt thì khách yêu thích


Bảng hiệu là một thành phần không thể thiếu trong bộ nhận diện thương hiệu của cửa hàng và đóng vai trò quan trọng trong việc quảng cáo sản phẩm của cửa hàng. Vì thế, các cửa hàng cần thiết kế bảng hiệu độc đáo, ấn tượng và truyền tải đầy đủ thông điệp như: Tên cửa hàng, thông tin liên hệ (số điện thoại, website, địa chỉ) và logo nếu có. Bảng hiệu cần được chú ý lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng, để tạo ấn tượng và đảm bảo khách hàng vẫn có thể tìm ra cửa hàng khi trời tối.

7. Hệ thống camera an ninh


Không chỉ đối với một cửa hàng thời trang mà đối với bất kì một cửa hàng kinh doanh nào khác, rủi ro về an ninh như trộm cắp là điều không thể tránh khỏi. Thế nên để hạn chế tối đa tình trạng này và phục vụ cho việc điều tra dễ dàng hơn thì bạn nên đầu tư cho shop của mình một hệ thống camera an ninh khép kín, nó không những giúp bạn ghi lại được những hành động mờ ám của các đối tượng xấu mà còn giúp bạn có thể theo dõi được phản ứng của khách hàng đối với nhân viên của bạn.

Có rất nhiều thứ cần phải mua sắm chuẩn bị cho shop thời trang của bạn
Có rất nhiều thứ cần phải mua sắm chuẩn bị cho shop thời trang của bạn

Hãy tạo ấn tượng tốt đẹp cho mỗi khách hàng đến với cửa hàng thời trang của bạn. Bạn sẽ không lo về việc phát triển kinh doanh của mình.

Trên đây là những vật dụng, đồ đạc chính mà cửa hàng quần áo thời trang của bạn không thể thiếu. Ngoài ra còn rất nhiều thứ lặt vặt khác, bạn có thể bổ sung thêm sau này khi cần hoặc phù hợp với môi trường làm việc - bán hàng của bạn.

À, nếu lần đầu tiên bạn mở cửa hàng kinh doanh quần áo hoặc chỉ bán online trên fb thôi thì bạn sẽ phải đọc bài này nhé: https://websitekinhdoanhquanao.blogspot.com/2017/07/lan-dau-mo-shop-kinh-doanh-quan-ao.html

Bản quyền bài viết này https://websitekinhdoanhquanao.blogspot.com/2017/08/do-dac-mua-sam-cho-shop-thoi-trang.html thuộc bản quyền của website hướng dẫn cách kinh doanh quần áo cho những người lần đầu khởi nghiệp

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét